Học cách sử dụng cân điện tử tính tiền giúp người dùng ứng dụng chính xác thiết bị trong nhiều điều kiện sử dụng khác nhau. Để biết được điều này, người dùng cần tìm hiểu cân điện tử tính tiền có những loại nào? Cách sử dụng cân điện tử tính tiền ra sao?
Cân điện tử siêu thị có chức năng cơ bản chính là cân trọng lượng và tính tiền sản phẩm theo trọng lượng của hàng hóa được mua. Do vậy, khi phân loại cân điện tử tính tiền, bạn có thể phân loại theo mức tải trọng và chức năng của cân.
Đây là cách thức phân loại đơn giản nhất theo mức tải trọng tối đa của thiết bị để cân được số lượng hàng hóa theo yêu cầu. Dưới đây là một số mức phân loại cân điện tử tính tiền phổ biến:
Bên cạnh việc phân loại cân tính tiền theo mức tải trọng, bạn cũng có thể tham khảo cách phân loại theo chức năng. Hiện nay, trên thị trường đang có các dòng cân siêu thị tính giá phổ biến: Cân siêu thị in hóa đơn, cân siêu thị in mã vạch.
Cân siêu thị in hóa đơn cũng là dòng cân điện tử có khả năng tính tiền kết hợp in hóa đơn thông thường. Sau khi xác định trọng lượng, cân sẽ tiến hành in hóa đơn theo mã sản phẩm và hàng hóa. Cân điện tử in bill không in được mã vạch.
Chức năng in hóa đơn thanh toán bao gồm các hàng hóa được cân, tên sản phẩm, trọng lượng, hạn sử dụng, tiền khách thanh toán và tiền thừa,... Ngoài ra, trên hóa đơn có thể cung cấp thêm địa chỉ cửa hàng, nơi bán,.. Sau khi có hóa đơn, người mua chỉ cần thanh toán trực tiếp cho người bán.
Cân điện tử tính tiền in hóa đơn thường được sử dụng phổ biến trong những cửa hàng chuyên về thực phẩm tươi sống,... Hoặc cửa hàng bán đồ rau, quả, thực phẩm tươi sống với số lượng ít, các mặt hàng giống nhau. Ngoài ra, cân cũng được sử dụng phổ biến ở các chợ buôn bán.
Cân điện tử in mã vạch là loại cân có tính năng đặc biệt khi vừa cân trọng lượng và tính giá. Đồng thời, dòng cân này còn trực tiếp in mã vạch sau khi hoàn thành việc tính tiền cho số lượng hàng hóa cần mua.
Cân thực hiện in mã vạch theo kiểu tem nhãn với kiểu giấy decal để có thể dán trực tiếp trên sản phẩm. Mã vạch được in cung cấp đầy đủ những thông tin về hàng hóa như tên hàng hóa, trọng lượng, giá thành, ngày đóng gói/sản xuất, xuất xứ, logo,...
Chính vì vậy, cân điện tử in mã vạch thường được sử dụng tại các siêu thị, cửa hàng lớn nhiều mặt hàng khác nhau. Việc sử dụng cân điện tử in mã vạch mang đến sự chuyên nghiệp cho siêu thị, quy trình thanh toán cũng đơn giản và nhanh chóng hơn.
Các dòng cân điện tử thông thường là cân điện tử không có chức năng in hóa đơn hay in mã vạch. Cân có chức năng cân trọng lượng, tính tổng tiền và hiển thị trên màn hình cho người mua dễ dàng quan sát.
Bởi vậy, cân thường được sử dụng phổ biến tại những cửa hàng nhỏ lẻ hay khu chợ buôn bán. Thông thường, các loại cân điện tử tính tiền đơn giản sẽ có mức giá thấp hơn so với cân điện tử in hóa đơn hoặc in mã vạch sản phẩm.
Đa số các loại cân điện tử tính tiền đều được có thiết kế tương tự như cân bàn điện tử. Tuy nhiên, cân siêu thị tính giá có một số bộ phận khác biệt so với cân bàn. Vậy, cân siêu thị có cấu tạo như thế nào?
Thông thường vỏ cân điện tử có thể được làm bằng nhựa ABS hoặc kim loại thép không gỉ, chống chịu được va đập tốt. Lớp vỏ của cân có nhiệm vụ bảo ệ các bộ phận bên trong. Đồng thời, trên vỏ cân còn được thiết kế gắn liền với màn hình và hệ thống phím bấm.
Các dòng cân điện tử tính tiền thường được thiết kế với màn hình theo dạng cần hiển thị lắp đặt thẳng đứng vuông góc với bàn cân. Cần hiển thị có chiều cao từ 30cm - 40cm giúp người bán và khách hàng có thể theo dõi đơn hàng như trọng lượng, đơn giá và tổng tiền của các mặt hàng cần mua.
Tuy nhiên, có một số dòng cân có màn hình được lắp đặt ngay gần với bàn phím để tiện theo dõi khi thao tác. Ngoài ra, màn hình cũng có thể được thiết kế làm hai màn hình bên dưới bàn cân và cần hiển thị.
Bàn cân được thiết kế bằng phẳng với nhiều kích thước khác nhau. Bàn cân chính là nơi đặt hàng hóa để tiến hành cân trọng lượng sản phẩm. Tùy thuộc vào từng kích thước mà bạn có thể đặt được số lượng hàng hóa khác nhau.
Khác với các loại cân bàn, cần treo điện tử hay cân phân tích, cân tính tiền có số lượng phím bấm nhiều nhất hiện nay. Thông thường, số lượng phím bấm có thẻo dao động từ 12 - 72 phím bấm tùy thuộc vào từng loại cân.
Bàn phím của cân siêu thị cho người dùng có thể cài đặt các mã hàng, đơn giá sản phẩm, thao tác tính tiền, trừ tiền cho từng đơn hàng. Do vậy, người dùng có thể tính tiền đơn hàng cho khách hàng nhanh nhất, đảm bảo đúng giá, đúng theo từng mã sản phẩm.
Cảm biến lực hay còn gọi là loadcell là bộ phận tiếp nhận những tác động của từng sản phẩm để tiếp nhận tín hiệu và chuyển thành tín hiệu điện. Những tín hiệu điện này sẽ được chuyển đến mạch khuếch đại và bộ xử lý trung tâm của cân. Thông thường các loadcell có độ nhạy cao sẽ càng tiếp thu tín hiệu nhanh để cân thực hiện các phép tính nhanh, chỉ trong thời gian ngắn.
Mạch khuếch đại khi tiếp nhận tín hiệu điện sẽ kết hợp với bộ xử lý trung kết để kết hợp với các cài đặt đã có sẵn. Từ đó, bộ xử lý sẽ tiến hành tính toán để cung cấp các kết quả về trọng lượng, giá trị đơn hàng đến màn hình hiển thị.
Đối với từng loại cân in hóa đơn hay mã vạch sẽ có máy in tương ứng được lắp đặt bên trong máy. Sau khi cân kết thúc việc tính toàn tổng đơn hàng, tổng tiền, cân sẽ thực hiện in hóa đơn hoặc in mã vạch. Máy in được thiết kế nhỏ gọn với mực tin tự động, cuộn giấy nhỏ gọn để tiến hành in với các thông tin được cài đặt theo máy.
Khác với cân bàn, cân treo điện tử hay cân phân tích, cân điện tử tính tiền có nhiều theo tác cài đặt và thực hiện được đa dạng các phép cân. Do vậy, để có thể thành công tính trọng lượng, tính tiền hay tổng hóa đơn. Bạn cần học cách sử dụng máy tính tiền siêu thị dưới đây.
Nếu bạn sử dụng cân siêu thị tại các trung tâm thương mại, siêu thị lớn với nhiều nhân viên và các ca làm việc. Bạn nên thiết lập tài khoản của từng người để quản lý và sử dụng cân dễ dàng hơn. Sau khi thiết lập được tài khoản, mỗi lần vào ca làm việc bạn sẽ cần phải chú ý đăng nhập vào tài khoản.
Bước 1: Bạn chọn vào CLERK LOGIN: INPUTMANAGER(Nhập mã số nhân viên)
Bước 2: CLERK PSW (Nhập mật khẩu)
Cân trọng lượng hàng hóa
Bước 1: Bạn đặt sản phẩm cần cân lên đĩa.
Bước 2: Chọn mã PLU trên bàn phím (mã PLU của sản phẩm được nhập trước đó).
Bước 3: Chọn vào phím Enter để chọn hiển thị kết quả trọng lượng, giá tiền.
Bước 4: Bạn tiếp tục cân sản phẩm tiếp theo.
Bước 5: Sau khi kết thúc bạn nhấn phím Enter để tiến hành in hóa đơn hoặc in mã vạch.
Bước 1: Đặt hàng hóa, sản phẩm lên bàn cân.
Bước 2: Chọn vào mã PLU ở phần bàn phím Hotkey. Lưu ý chọn số tương ứng với PLU, sau đó nhấn vào phím PLU Zero.
Bước 3: Bạn ấn vào Enter để xác nhận kết quả.
Bước 4: Thực hiện tương tự cho các sản phẩm tiếp theo.
Bước 5: Bạn ấn phím Enter hoặc SBTL để tính tổng hóa đơn.
Bước 6:Bạn ấn phím SHIFT, ấn PRICE để vào phần chọn chiết khấu.
Bước 7: Bạn chọn vào các cài đặt chiết khấu theo như cài đặt: 1 - Giảm giá theo %, 2 - Giảm giá theo tiền mặt, 3 - Tính phụ phí %, 4 - Tính phụ phí bằng tiền mặt.
Bước 8: Sau đó bạn chọn phím bấm Enter 2 lần để tiến hành in hóa đơn.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng cân điện tử tính tiền dùng cho cửa hàng, siêu thị. Đây là loại cân giúp hỗ trợ “đắc lực” và không thể thiếu công việc kinh doanh hiện đại.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét