Cân điện tử hiện nay là một trong những công cụ ưu tiên hàng đầu trong việc cân đo trọng lượng sản phẩm, hàng hóa,...trong nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau như: thương mại, hoạt động sản xuất, y tế,...
Cân điện tử được đánh giá cao khi mang lại nhiều lợi ích cho cho người sử dụng như: dùng để cân trọng lượng sản phẩm tính giá, in hóa đơn tại các cửa hàng, chợ, siêu thị; cân trọng lượng hàng hóa, nguyên liệu, đóng gói sản phẩm dùng trong các cơ sở sản xuất, nhà máy sản xuất nông sản, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm; được sử dụng phổ biến trong thí nghiệm, nghiên cứu, cân vàng, đá quý,...
Vậy, cân điện tử là gì? Cấu tạo cân điện tử như thế nào? Những thông tin chi tiết được chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích để bạn tham khảo tìm hiểu một loại cân điện tử phù hợp.
Cân điện tử (Electronic scales) là cách gọi chung của nhiều loại cân khác nhau về hình dạng, kích thước, chức năng. Bên cạnh đó, nhiều hãng điện tử với tên tuổi, thương hiệu và chất lượng khác nhau cũng ảnh hưởng đến chất lượng cân.
Các loại cân này sử dụng mạch điện tử và cảm biến lực (điện tử) để biến các tín hiệu điện thành con số thể hiện trọng lượng của vật mẫu. Đem lại kết quả chính xác, rõ ràng, minh bạch và nhanh chóng gấp hàng chục lần so với cân sử dụng lò xo, cân quả tạ.
Trên thị trường hiện nay, đa số các dòng cân điện tử được thiết kế có cấu tạo gồm 5 bộ phận cơ bản: khung vỏ cân, màn hình và bàn phím, loadcell (cảm biến lực), mạch khuếch đại tín hiệu, mạch chuyển đổi tín hiệu và bộ vi xử lý. Đối với dòng cân treo có sự khác biệt ở phần đĩa cân.
Khung vỏ cân là bộ phận lớp vỏ của cân để bảo vệ các bộ phận bên trong cũng như tạo hình cho thiết bị cân điện tử. Thông thường lớp khung vỏ thường được làm bằng nhựa hoặc thép chịu nhiệt, chống gỉ có khả năng chịu nhiệt tốt.
Màn hình hiển thị của cân điện tử thường được lắp đặt ngay gần đĩa cân để thể hiển thị giá trị cân đo. Các số trên màn hình sẽ hiển thị rõ ràng, có thể quan sát từ nhiều phía.
Đồng thời, các phím chức năng của cân cũng được thiết kế ngay cạnh màn hình để người dùng dễ dàng điều chỉnh các chức năng cân, chọn chế độ, chọn đơn vị. Các phím phổ biến như: ZERO/TARE, UNIT, PRINT, …
Loadcell là thiết bị cảm biến dùng để chuyển đổi lực hoặc trọng lượng thành tín hiệu điện. Như vậy, bộ phận cảm biến lực sẽ là nơi tiếp nhận tác động của vật thể để chuyển tín hiệu điện vào các bo mạch của cân khi có vật đặt lên đĩa cân.
Được biết đến bộ phận tiếp nhận và khuếch những tín hiệu điện được chuyển từ loadcell đến, nhằm giảm thiểu sai số trong đo đạc vì tín hiệu điện từ loadcell quá nhỏ (hàng mV), cân điện tử cần có mạch khuếch đại tín hiệu đó lớn hơn để bộ xử lý nhận tín hiệu tốt hơn.
Bộ vi xử lý là nơi xử lý các tín hiệu số, mạch này chuyển tín hiệu từ loadcell truyền về sau khi được khuếch đại (tín hiệu điện, Analog) sang tín hiệu số (Digital) hay còn gọi mạch này là mạch A/D. Sau đó, bộ vi xử lý đưa ra các kết quả đo đến màn hình hiển thị.
Bộ phận đĩa cân hay còn gọi là bàn cân là nơi đặt các vật thể cần đo khối lượng. Đây là bộ phận cần được làm bằng vật liệu cao cấp, có độ bền cao và phải an toàn cho sản phẩm. Đối với các dòng cân treo điện tử, đĩa cân sẽ được thay thế bằng cần móc để móc các vật cần cân trọng lượng lên cao.
Khi đặt vật thể lên đĩa cân, khối lượng của vật sẽ tác động lên mặt cân và tạo thành một lực uốn cong thanh Loadcell. Khi đó, sinh ra sự thay đổi điện trở. Vật càng nặng thì độ biến dạng của thanh Loadcell càng lớn, dẫn tới điện trở thay đổi càng nhiều. Mức độ điện trở bị thay đổi được bộ phận xử lý tín hiệu điện tử của cân điện tử sẽ có nhiệm vụ quy đổi những tín hiệu nhận được thành kết quả, báo khối lượng vật cụ thể, chính xác và nhanh chóng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét